Các từ bị cấm khi chạy quảng cáo Google Ads và mẹo tránh né (viết sai chính tả)

Các từ bị cấm khi chạy quảng cáo Google Ads và mẹo tránh né (viết sai chính tả)

Với hiệu quả mà Google mang lại thì ngày này hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn hình thức chạy quảng cáo Google Adwords. Tuy nhiên, chạy quảng cáo bạn cần lưu ý tránh những từ khóa bị cấm trên Google Adwords và các nội dung có thể bị hạn chế. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thể lựa chọn từ khóa tối ưu nhất nhé.

1. Chính sách quảng cáo của Google

Trên trang Web chính thức của mình, Google cho biết:

Chính sách quảng cáo của Google được thiết kế để đảm bảo trải nghiệm tốt cho những người xem quảng cáo của họ, để giúp bạn thành công với quảng cáo của mình, và để đảm bảo quảng cáo tuân theo luật hiện hành của các quốc gia (nơi chúng được hiển thị)”.

Năm 2018, Google đã cho ra mắt một “Google Ads Policy Center (Trung tâm chính sách quảng cáo Google)” với mục đích làm các chính sách trở nên thân thiện hơn đồng thời dễ tiếp cận hơn đối với nhà quảng cáo Google.

Vì chính sách trên Website của Google có khá nhiều điều khoản, Dịch Vụ Seo Giá Rẻ Hà Nội sẽ cố gắng tóm gọn thành những phần quan trọng nhất. 

Nếu muốn xem hết các chính sách quảng cáo, bạn có thể trực tiếp tìm hiểu tại đây:

https://support.google.com/adspolicy/answer/6008942

2. Tại sao cần tuân thủ chính sách quảng cáo google ads

Nếu vi phạm chính sách, ở mức độ nhẹ nhất, quảng cáo của bạn sẽ không được Google phê duyệt. (Bạn có thể kiểm tra bằng cách xem cột Trạng Thái).

Nếu vi phạm nhiều lần, hoặc một số chính sách bị xem là nghiêm trọng, tài khoản quảng cáo của bạn có thể bị tạm ngưng hoặc khóa vĩnh viễn. Chắc chắn rằng, nếu tài khoản của bạn bị vô hiệu hóa thì danh sách tiếp thị lại sẽ không sử dụng được nữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất hết tất cả tệp khách hàng đã thu thập trước đó.

các từ khóa bị cầm khi chạy quảng cáo Google

3. Những từ khóa bị cấm khi chạy quảng cáo google ads

3.1 Từ khóa thương hiệu

Bạn kinh doanh về lĩnh vực thời trang, phụ kiện hay nước hoa hàng face,… có logo thương hiệu thì tất cả đều được liệt vào nhóm hàng nhái.

Trường hợp bạn kinh doanh các sản phẩm chính hãng, nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu, bạn cần phải có giấy ủy quyền kinh doanh, hoặc giấy tờ nhượng quyền thương hiệu để được chạy quảng cáo trên Google.

Hàng Quảng Châu không có thương hiệu, hoặc những dịch vụ Order hàng Quảng Châu vẫn được Google chấp nhận quảng cáo.

tu khoa mang ten thuong hieu thuoc danh sach nhung tu khoa bi cam tren google

3.2 Nội dung về thuốc lá

Dựa theo chính sách quảng cáo mà Goolge đưa ra, tất cả những nội dung/ từ khóa quảng cáo về thuốc lá sợi, các sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ thuốc lá sợi, mô phỏng việc hút thuốc lá sợi đều không được phép quảng cáo trên Google Adwrods. Do đó, các từ khóa như: Thuốc lá, thuốc lá cuốn, ống tẩu, xì gà, đầu lọc thuốc lá sợi hay thuốc lá điện tử,… đều sẽ khiến cho quảng cáo Ads của bạn không được phê duyệt.

them tieu de phu 700x394 1

3.3 Từ khóa về chăm sóc sức khỏe

Hầu hết nhóm sản phẩm liên quan đến thuốc theo toa, thuốc không theo đơn đều bị cấm hoặc bị hạn chế quảng cáo.

Tuy nhiên, nếu bạn là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thuốc và đầy đủ giấy từ (giấy chứng nhận của Bộ Y Tế) thì sản phẩm vẫn được xem xét quảng cáo.

Sử dụng từ “điều trị”, “chữa”, “chữa trị”, “trị” ,”đặc trị” cho các loại bệnh cũng là vấn đề nhạy cảm liên quan đến sức khỏe. Cân nhắc thay đổi thành từ “Hỗ trợ điều trị”, “Hỗ trợ chữa trị”.

Quảng cáo vi phạm chính sách và không thể chạy: Tuyên bố không đáng tin cậy như: “vĩnh viễn”, “hoàn toàn”, “an toàn” , “nhanh chóng” “tận gốc”, “triệt để”, “dứt điểm, “hoàn hảo” … trong mẫu quảng cáo. Ví dụ: Trên 1 số mẫu quảng cáo có chữ “chữa”, “khỏi”, “không tái phát”…

Không được sử dụng các tuyên bố công dụng rõ rệt như: “Tăng 4-5kg sau 60 ngày”. Thay vào đó, bạn có thể dùng: “Tăng cân hiệu quả sau 3 tháng” và thêm Tuyên bố từ chối trách nhiệm.

Thêm Tuyên bố từ chối trách nhiệm ngay bên dưới phần nội dung cam kết về hiệu quả, chức năng, công dụng của sản phẩm/dịch vụ

Nếu đưa ra các công dụng của thuốc/phương pháp thì bạn nên lưu ý thêm tuyên bố từ chối trách nhiệm

Câu gợi ý về tuyên bố từ chối trách nhiệm: “Lưu ý: Tác dụng của thuốc/ phương pháp có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người”

Nếu hiển thị lời chứng thực về các kết quả cụ thể hoặc các tuyên bố về hiệu quả của thuốc/ phương pháp điều trị, hãy bao gồm lời tuyên bố từ chối trách nhiệm, cần nêu rõ ràng không đảm bảo về các kết quả cụ thể và kết quả có thể thay đổi.

Không sử dụng các tuyên bố gây hiểu lầm hoặc phóng đại khỏi văn bản quảng cáo hoặc trang web, bao gồm các tuyên bố không có căn cứ về mặt khoa học không có khả năng thực hiện được những gì hứa hẹn. Những tuyên bố về “Hiệu quả 100%”, “Chắc chắn khỏi bệnh”, “Điều trị dứt điểm”, “Tốt nhất”, “Hiệu quả nhất”, “Khỏi hoàn toàn”, vv…cũng nên cân nhắc tránh nhé.

Để đăng ký xin cấp giấy chứng nhận cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy truy cập URL bên dưới đây:

https://support.google.com/adspolicy/answer/176031#apply

3.4 Từ khóa về vũ khí

Những quảng cáo về vũ khí như: Dao, kiếm gây sát thương đối thủ trong chiến đấu, thể thao hay tự vệ đều không được phép quảng cáo Ads.

Những quảng cáo liên quan đến cách hướng dẫn lắp ráp hay thu mua các mặt hàng nêu trên cũng bị tính là vi phạm chính sách quảng cáo Google. Vì vậy, những từ khóa như: Dao bấm, dao găm, dao chiến đấu, dao quân sự, gậy kiếm, phi tiêu hình sao, súng điện, …..hay bình xịt hơi cay đều sẽ khiến quảng cáo của bạn không được Google phê duyệt.

3.5 Nội dung về chất nổ

Chất nổ được liệt vào danh sách các sản phẩm nguy hiểm, vì thế những từ khóa liên quan đến các sản phẩm phát nổ có thể gây thiệt hại đến người và tài sản đều sẽ bị tính là vi phạm chính sách nội dung cấm của Google.

Trong quảng cáo của bạn có chứa những từ khóa như: bom, lựu đạm, pháo hoa có thể nổ, chế tạo bom,… chắc chắn sẽ không được quảng cáo trên Google Adwords. 

tu khoa lien quan chat no nhung tu khoa bi cam tren google

3.6 Nội dung khiêu dâm

Những nội dung như: Đồ chơi tình dục, thoát y, làm tình, kích dục, sexy… sẽ bị hạn chế không được nhắm tới đối tượng là trẻ vị thành niên. Tùy thuộc vào quy định luật pháp cụ thể của từng quốc gia, quảng cáo Ads sẽ được phân phối hợp lý để đáp ứng yêu cầu về pháp lý.

3.7 Nội dung quảng cáo về thức uống có cồn

Những loại đồ uống có cồn chỉ được quảng cáo ở một số quốc gia cụ thể mà thôi. Nếu bạn là nhà cung cấp thức uống có cồn tại Việt Nam, các sản phẩm trên trang đích có nông độ cồn dưới 5,5% thì được phép quảng cáo.

Với những quốc gia không được Google đề cập, tất cả những quảng cáo liên quan đến thức uống có cồn đều sẽ bị từ chối.

cac loai chat tieu khien nhung tu khoa bi cam tren google

3.8 Từ khóa về các dịch vụ tài chính

Những nội dung liên quan đến dịch vụ tài chính sẽ bị làm gắt để đảm bảo tính minh bạch, giúp người dùng có thể quyết định sáng suốt. Do đó, mà với những quảng cáo không cung cấp thông tin hợp pháp về vị trí, các khoản phí liên quan, thông tin không xác minh sẽ không được phép quảng cáo trên Google Adwords.

Bên cạnh đó, còn một số nội dung khác không được xuất hiện trong quảng cáo như:

– Nội dung xúi giục người khác nhấp vào quảng cáo để nhận khuyến mãi, giải thưởng

– Quảng cáo không có tên sản phẩm/ tên công ty

– Quảng cáo văn bản bị thiếu dòng văn bản

– Liên tục lặp đi lặp lại tên nhà quảng cáo, tên sản phẩm

– Sử dụng quá nhiều từ viết hoa, hoặc viết hoa toàn bộ nội dung quảng cáo

– Nội dung/hình ảnh liên quan đến khiêu dâm/ tình dục trẻ em

– Nội dung liên quan đến dịch vụ đặt hàng cô dâu qua mạng/ môi giới hôn nhân/ Trao đổi bạn tình

– Nội dung không an toàn, không lành mạnh cho gia đình

4. Cách khắc phục lỗi không được duyệt chạy quảng cáo Facebook

4.1 Thay đổi nội dung bài viết chạy quảng cáo

Đây là cách đơn giản nhất, bạn có thể tự tạo ra một mẫu content mới khắc phục lại những vấn đề vi phạm chính sách mà mẫu content cũ đã mắc phải. Ví dụ như tránh tuyệt đối các từ cấm.

Trường hợp mẫu content ads cũ có tỷ lệ chuyển đổi tốt, bạn không muốn thay đổi content khác thì xem kỹ lại những từ khóa nào bị vi phạm chính sách thì thay thế chúng bằng các từ đồng nghĩa khác.

Mách các bạn một mẹo nhỏ: Bạn cũng có thể tránh né bằng cách “viết sai chính tả từ khóa bị cấm” thay vì dùng từ khóa đồng nghĩa (vì cũng có một số trường hợp dùng từ đồng nghĩa nhưng vẫn không được Facebook duyệt quảng cáo). Ví dụ: Chữ “thuốc” thì nên viết là “th.uốc” , …

4.2 Điền form kháng nghị, yêu cầu Facebook xem xét 

Việc Facebook có những đánh giá, xử phạt và không phê duyệt quảng cáo do nhầm lẫn vẫn có thể xảy ra và điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể gửi lại phản hồi và yêu cầu Facebook xem xét lại thông qua link kháng mà Facebook gửi đến. 

Ở mỗi trường hợp bạn bị từ chối, thì link Request Review sẽ có giao diện và những trường nhập thông tin khác nhau, cơ bản là bạn chỉ cần mô tả về chiến dịch mà bạn đang quảng cáo và một số thông tin liên quan về ID của content ads, Fanpage,… để Facebook xét duyệt lại. 

Mong rằng, với những kiến thức cơ bản nhất phía trên có thể giúp được các bạn phần nào trong quá trình làm việc, nâng cao, bổ sung được những kiến thức cho bản thân nói riêng và không vi phạm những từ khóa bị cấm trên Google đặt ra khi chạy quảng cáo Ads. Chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm: Dịch vụ quảng cáo Google Ads uy tín 2022

Đăng bởi: Phạm Nhàn BICTweb

Avatar of Phạm Nhàn BICTwebPhạm Nhàn - Digital Marketing Director
Sự tình cờ lại cho tôi 1 đam mê cháy bỏng với nghề Digital Marketing
Mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp gia tăng doanh số, phủ sóng thương hiệu
Phá vỡ rào cản khoảng cách địa lý giữa khách hàng và nhà cung cấp.
Trong vô vàn lựa chọn ngoài kia, cảm ơn Quý khách đã lựa chọn Chúng tôi !